Văn hóa - Du lịch
Khu trình diễn nhạc nước tại Quảng trường biển Sầm Sơn do Sun Group tài trợ sẽ được ra mắt ngay trong đêm khai mạc Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập đô thị Sầm Sơn và Khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2023 diễn ra vào ngày 22-4. Những show trình diễn đẳng cấp với sự kết hợp giữa màn phun nước hấp dẫn và hiệu ứng ánh sáng tuyệt đẹp, bắt mắt, chắc chắn sẽ là những kỷ niệm khó quên của du khách khi đến với Sầm Sơn vào mùa hè này.
Sáng 13-4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế, Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô (TP Hà Nội), Hội chợ Du lịch quốc tế VITM - Hà Nội 2023 (gọi tắt là VITM Hà Nội 2023) với chủ đề “Du lịch văn hoá” đã chính thức khai mạc. Thanh Hóa là một trong những địa phương trong cả nước tham gia VITM Hà Nội 2023.
Tối ngày 27/3, tại thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4, năm 2023 và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Về dự lễ hội có đồng chí Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện Quan Hóa và du khách thập phương.
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập đô thị Sầm Sơn, khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và TP Sầm Sơn. Qua đó, giới thiệu đến Nhân dân, du khách trong và ngoài nước lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Sầm Sơn 60 năm qua; những đổi thay tích cực, chuyển biến mạnh mẽ trong diện mạo đô thị và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn với những sản phẩm du lịch đặc sắc; khẳng định TP Sầm Sơn đang từng bước xây dựng và phát triển trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.
Không phủ nhận một kết quả rằng, lượng khách du lịch đến với Thanh Hóa ngày càng tăng qua từng năm; song cũng không thể không nhấn mạnh một thực tế đó là, mức chi tiêu của du khách tại Thanh Hóa so với nhiều tỉnh/thành khác trong nước là rất khiêm tốn. Trong khi, du lịch thực chất là hoạt động bỏ tiền mua dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu nghỉ ngơi, thăm thú, chăm sóc sức khỏe, mua sắm... Chính vì lẽ đó, nếu du khách không thể “trút hầu bao” cho chuyến đi, thì đó là sự thiệt thòi, thậm chí là thiệt hại của ngành du lịch.
Năm 2022, ngành du lịch Thanh Hóa đón trên 11 triệu lượt khách, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2021, đạt 110,1% kế hoạch năm 2022. Hai tháng đầu năm 2023, tổng lượt khách du lịch ước đạt 1.457.000 lượt, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2022. Có được kết quả này là nhờ sự tích cực, chủ động của các doanh nghiệp, các khu, điểm du lịch du lịch trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị tốt các điều kiện đón và phục vụ khách du lịch, đồng thời triển khai hiệu quả, sáng tạo các chương trình kích cầu du lịch ngay sau khi du lịch được “mở cửa” trở lại. Nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch 12 triệu lượt khách năm 2023, ngành du lịch Thanh Hóa sẽ tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch Thanh Hóa, khởi động cho các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2023.
Mô hình “Đường tranh bích họa” dài nhất 34 phường, xã trên địa bàn TP Thanh Hóa vừa hoàn thành tại phường Phú Sơn. Đây là mô hình chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh 2-9.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam vừa phát hành bộ tem thác nước Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó có hình ảnh Thác Mây tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
Trước dự báo lượng khách đến các khu du lịch biển ở Thanh Hoá sẽ tăng trong dịp nghỉ lễ 2.9, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Hải Tiến, Hải Hoà và Sầm Sơn đều đã bố trí đẩy đủ diều kiện để đón khách về tham quan, nghỉ dưỡng một cách an toàn, thuận lợi.
Nếu như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gắn liền với các sản phẩm du lịch sông nước, miệt vườn, tìm về thiên nhiên và ẩm thực dân dã thì du lịch các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng lại có những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh; du lịch cộng đồng sinh thái. Chính nét khác biệt này là điều kiện hết sức thuận lợi để các địa phương tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch, nhất là trao đổi thị trường khách.
Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. Loại hình này có lượng khách đông mức chi cho tiêu dùng cao. Thanh Hóa đang là điểm đến lý tưởng của loại hình du lịch này với năng lực đón những đoàn khách MICE lớn trong cùng một thời điểm hoặc yêu cầu phức tạp.
Du lịch làng nghề, dù là hình thức còn khá mới mẻ, thế nhưng với những ưu thế mang lại, đó là vừa tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Thế nên, phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, đang được ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
Có thể nói, chưa bao giờ du lịch tỉnh Thanh Hoá ghi nhận mức tăng trưởng đột phá như hiện nay với gần 7 triệu lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2022, bằng gần 70% kế hoạch của cả năm. Thanh Hoá một lần nữa khẳng định vị trí top đầu về thu hút khách du lịch trong 63 tỉnh thành của cả nước. Để đạt được kết quả đó, ngành du lịch đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hình ảnh, ghi dấu ấn tượng về xứ Thanh trong lòng du khách.
6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Thanh Hoá ước đón trên 6,8 triệu lượt du khách, bằng 68,2% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 44.550 lượt, tăng gấp 2,18 lần, tổng thu du lịch ước đạt trên 11.500 tỷ đồng, tăng gấp 2,61 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và đạt 64,5% kế hoạch năm 2022. Sự phục hồi của du lịch Thanh Hóa trong thời gian qua đã tạo đà cho các địa phương, các nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tạo nên nhiều điểm đến hấp dẫn du khách.
Thanh Hóa hiện đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn, nằm trong tốp những địa phương thu hút được lượng khách lớn nhất cả nước. Đáng chú ý các xu thế du lịch mới như Camping, trải nghiệm nông nghiệp đã giúp du khách thêm lựa chọn khi về với Thanh Hóa.
Sau hơn 2 năm đóng băng do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, ngay sau khi cửa trở lại du lịch Thanh Hoá đã phục hồi mạnh mẽ. Trong 6 tháng, Thanh Hóa đón gần 7 triệu lượt khách du lịch, đạt 64,5% kế hoạch năm 2022.
Sáng 16-6, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc với ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm trao đổi các nội dung hợp tác cụ thể về việc quảng bá văn hoá, du lịch, xúc tiến đầu tư tại đất nước Hàn Quốc.
Du lịch trải nghiệm đồng quê với ưu thế là dựa hoàn toàn vào các sản phẩm nông nghiệp, mang lại nhiều giá trị độc đáo cho du khách và góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp của các vùng nông thôn. Thế nên, dù là cái tên còn khá mới mẻ, song loại hình du lịch này hiện đang là xu hướng được đông đảo khách du lịch lựa chọn, nhất là dòng khách quốc tế.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định mục tiêu chung phấn đấu đến năm 2030, vùng Bắc Trung bộ trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm nghèo và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để “hiện thực hóa” mục tiêu ấy, trong những năm qua, Thanh Hóa cùng các địa phương vùng Bắc Trung bộ đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Mặc dù thời điểm này các hoạt động du lịch, mà trọng tâm là du lịch nghỉ dưỡng biển đã bước vào “cuối vụ”; song việc cho phép các địa phương thí điểm mở cửa trở lại các khu, điểm du lịch trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19, vẫn có thể xem là tín hiệu tích cực đối với hoạt động du lịch.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...