Thương mại - Sản phẩm - Làng nghề
Không chỉ được biết đến là “ông đồ” viết chữ thư pháp, Hoàng Trọng Tuyển (SN 1985), trú xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa còn được yêu thích bởi những bức tranh vẽ trên mâm gỗ xưa rất độc đáo.
Màu sắc không quá bắt mắt, mùi vị đặc trưng không dễ cuốn hút với ai đó lần đầu tiên nếm thử, ấy vậy mà mắm cáy lại là thứ “gây nghiện” cho không ít người bởi cái vị nồng nồng, ngai ngái đúng chất dân dã đến khó quên.
Qua bao biến đổi, thăng trầm, nhưng những làng nghề truyền thống ở xứ Thanh vẫn mang trong mình một nét đẹp riêng không nơi nào sánh được.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP lần thứ 3 - năm 2021 thuộc Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, có thêm 20 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Trong cái se lạnh của tiết trời miền Tây, bên mái nhà sàn, thưởng thức món thịt trâu gác bếp, ngọt thơm của thịt trâu xen lẫn mùi khói bếp, cay cay của mắc khén là hương vị khó quên mỗi khi đến với Pù Luông (Bá Thước).
Chạy dọc theo con đê xã Đa Lộc (Hậu Lộc) là những cánh rừng ngập mặn xanh mát trải dài hàng cây số, được ví như “bức tường sống” vững chãi chắn sóng hữu hiệu. Không chỉ đóng vai trò, chức năng phòng hộ, dưới chân rừng ngập mặn còn được người dân tận dụng mặt nước để khai thác các loài thủy hải sản. Đặc biệt, cứ đến mùa hoa sú vẹt, hoa bần đua nở, người nuôi ong ở đây lại tất bật mang bầy ong của mình đi đến những cánh rừng đầy hoa. Suốt mấy chục năm qua, nghề nuôi ong lấy mật đã gắn bó với người dân Đa Lộc và trở thành một trong những nghề có thu nhập chính, góp phần mang lại dư vị ngọt ngào cho vùng biển này.
Chỉ với gạo tẻ, nhân thịt lợn, hành khô băm nhuyễn gói trong lá chuối xanh, bánh lá Thọ Xuân trở nên một món ăn dân dã khó quên...
Theo Quyết định số 2890 ngày 30/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia năm 2020, tỉnh Thanh Hóa có sản phẩm mắm tôm Lê Gia của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân; bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn... Đây cũng là những điều kiện cần thiết để khai thác và phát triển du lịch.
(THO) - Tuy Thiệu Trung chưa sinh ra những người làm nên đại nghiệp nhưng cũng đáng được coi là vùng địa linh nhân kiệt, tiêu biểu trong chốn hương thôn xã tắc văn hiến một vùng. Con người Thiệu Trung biết cày ruộng, đúc đồng, làm thừng, đọc sách, dùi mài kinh sử. Đó là vốn truyền thống của đất và người Thiệu Trung”.
Con phố Quán Giò khiêm nhường nép mình sau chiếc cổng chào nhỏ có treo tấm biển Hương Quán Giò – Trường Thi chính hiệu gợi lên trong tôi nhiều suy nghĩ. Người ta vẫn thường chiêm nghiệm mà nói với nhau rằng: Ở đâu, đất cũng có linh hồn và mỗi con đường làng hay ngõ phố đều hiện hữu một “tâm hồn” đằm thắm, lắng đọng từ những tinh hoa ngàn năm để lại.
Thắp một nén hương trên bàn thờ tổ tiên từ lâu đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong suy nghĩ của người Việt. Đó cũng là lý do khiến cho nghề làm hương cổ truyển Vạn Thắng (Nông Cống, Thanh Hóa) trải qua 500 năm vẫn tồn tại đến ngày hôm nay.
Nghề làm mắm truyền thống từ ngàn đời ở nhiều vùng biển Thanh Hóa chủ yếu dùng chum, vại sành nên nước mắm có màu đen, mùi nặng. Muối mắm rút nõ trong thùng gỗ của ngư dân Phú Quốc đã khắc phục được nhược điểm đó nên thanh niên Lê Anh, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Lê Gia ở thôn Hồng Kỳ xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa) quyết tâm học và "làm mới" nghề làm mắm quê nhà.
“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Không chỉ có một lễ hội Đền Thi nổi tiếng, đồng bào Thổ xứ Thanh còn sáng tạo ra một nghề thủ công truyền thống từ rất lâu, đó là nghề dệt sợi gai. Cần cù như loài ong làm mật cho đời, những Mê, những Ún trong bản làng nghèo khó xưa kia đã ngày ngày chăm chỉ, khéo léo dệt sợi đan lưới, thêu chăn, làm võng, may váy… Cùng với những bí quyết trong cách dệt, những sản phẩm hữu ích này qua nhiều đời đã kết tinh thành giá trị văn hóa độc đáo của người Thổ quê Thanh…
Trong những năm vừa qua, mỹ nghệ sơn mài Tiên Sơn đã tạo ra các sản phẩm mới lạ và độc đáo có tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật cao đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước yêu thích, ưa chuộng. Với sự nhạy bén trước thị trường mỹ nghệ Tiên Sơn đã làm phong phú thêm một sản phẩm nghề xứ Thanh.
Xứ Thanh được thiên nhiên ưu ái ban tặng một đường bờ biển dài tới 102 km. Từ đó, các địa danh có biển từ lâu đời đã hình thành nên các làng nghề đánh bắt hải sản. Trên Hành trình du lịch về với đất biển, Tạp chí Du lịch Xứ Thanh kỳ này sẽ cùng du khách tìm hiểu làng nghề câu mực Hải Bình - Tĩnh Gia, một điểm đến không chỉ để lại dấu ấn về một bãi biển trong lành, khoáng đạt mà đó còn là những dư vị ngọt lạ của loài hải sản - Mực ống quý hiếm.
Đến làng Ngọc du khách không chỉ chiêm ngướng suối cá thần – một tuyệt phẩm thiên nhiên ký thú “độc nhất vô nhị” mà còn trải nghiệm và chiêm ngưỡng những tác phẩm được kết tinh từ những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân dệt thổ cẩm.
Về với quê Thanh để ngắm nhìn những nương dâu trải dài xanh ngát, để ghi lại hình ảnh những cô thôn nữ tay thoăn thoắt hái dâu, chăn tằm, dệt lụa và lắng nghe tiếng thoi lách cách vốn vẫn được xếp trong “Thế gian đệ nhất tam lạc thanh”… tất cả những hình ảnh và âm thanh sẽ được cảm nhận khi du khách đến thăm và trải nghiệm với làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô.
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Sầm Sơn một bãi biển đẹp với đường bờ biển chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Nơi đây được đánh giá là vùng biển có nguồn lợi thủy - hải sản phong phú, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác và chế biến. Chính vì vậy, các nghề đánh bắt thủ công đã sớm được hình thành trong đó nghề nạo ngao vẫn được các ngư dân bảo tồn và phát huy.
1 2